Wnytruthers
  • Trang chủ
  • Điểm đến
  • Kinh nghiệm
  • Ẩm thực
  • Mẹo vặt
  • Trang chủ
  • Điểm đến
  • Kinh nghiệm
  • Ẩm thực
  • Mẹo vặt
Wnytruthers
  • Trang chủ
  • Điểm đến
  • Kinh nghiệm
  • Ẩm thực
  • Mẹo vặt
  • Tin tức

Mách bạn 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản mà hiệu quả cao

  • Tháng Sáu 30, 2022
  • 7 minute read
Total
0
Shares
0
0
0

Sau một thời gian đi vào sử dụng thì trần nhà của bạn xuất hiện những vết nứt những vết loang ố vàng gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân gây nên trần nhà bị nứt có thể là do kết cấu của ngôi nhà không được chắc chắn, do bị thấm dột hoặc do sự rung động địa chấn…Trần nhà bị nứt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây gây mất an toàn. Khi trần nhà bị nứt do thấm dột thì nên xử lý như thế nào? Sau đây là 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản mà hiệu quả cao. Hãy cùng tham khảo nhé.

1. Những nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt

chống thấm trần nhà bị nứt hình 1

Trần nhà bị nứt do những nguyên nhân sau đây:

  • Do sử dụng những vật liệu thi công kém chất lượng, không đúng định mức khiến cho kết cấu bị ảnh hưởng lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp và trần nhà bị rạn nứt. 
  • Không sử dụng các biện pháp chống thấm ngay từ đầu hoặc chống thấm không hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến trần nhà bị rạn nứt.
  • Do hệ thống thoát nước sân thượng kém, mỗi khi trời mưa sẽ làm cho nước bị đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm.
  • Sàn bê tông không đạt tiêu chuẩn, MAC bê tông kém chất lượng.
  • Một số gia đình thường tận dụng sân thượng để trồng cây, nếu trồng cây lớn thì khi bộ rễ phát triển sẽ tác động đến trần nhà gây nên nứt trần nhà.
  • Xảy ra hiện tượng sốc nhiệt bê tông do ảnh hưởng của thời tiết nắng gắt hoặc mưa nhiều độ ẩm bê tông cao dẫn đến bê tông bị co ngót, giãn nở làm ảnh hưởng tới cấu trúc khối bê tông gây rạn nứt.

2. Trần nhà bị nứt tiềm ẩn những nguy hiểm gì?

chống thấm trần nhà bị nứt hình 2

Hiện tượng trần nhà bị nứt không những gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho gia chủ.

Nếu chỉ là vết nứt nhỏ thường là nứt vữa hầu như không phát triển thêm thì nó sẽ chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà, không nguy hiểm tới kết cấu toàn ngôi nhà.

Còn nếu là vết nứt lớn, sâu nếu không xử lý nhanh sẽ ảnh hưởng tới kết cấu bê tông và toàn bộ căn nhà, có thể khiến cho những mảng vữa rơi xuống gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, hoặc nguy hiểm hơn có thể bị sập trần gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của gia đình bạn.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 3

>> Gợi ý cho bạn:

  • Có nên lựa chọn sơn ngoại thất màu trắng sứ không?
  • Gợi ý cách thiết kế phòng ngủ màu xám ấn tượng và hiện đại

3 cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản mà hiệu quả cao.

3.1. Xử lý chống thấm trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm

chống thấm trần nhà bị nứt hình 4

Keo chống thấm là vật liệu được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn hiện nay, với độ đàn hồi cao, khả năng bám dính tốt, liên kết được các bề mặt bê tông chắc chắn nên sản phẩm này luôn được chọn để xử lý vết nứt góc trần nhà rất tốt.

Quy trình xử lý chống thấm trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm như sau:

Bước 1: Dùng máy cắt bê tông cắt theo hình chữ V vết nứt trần với khoảng cách 2cm với độ sâu tầm 1,5cm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ vết cắt.

Bước 2: Chuẩn bị bơm

  • Dùng máy khoan để khoan các lỗ cách vết nứt khoảng 5 đến 10cm, xiên 45 độ, sâu khoảng 20 đến 25cm, hoặc khoan nghiêng, cắt ngay một đoạn giữa chiều sâu của vết nứt, hay khoan các lỗ khoan dọc theo vết nứt, điều này tùy thuộc vào từng công trình. Tiếp theo phải thổi bụi rồi đưa kim bơm vào lỗ khoan. Sau đó bạn hãy đặt ốc kim loại vào những lỗ khoan và cố định chúng với keo Epoxy.

Bước 3: Bơm keo Sikaflex vào vết nứt

  • Tiến hành trộn keo Sikaflex 2 thành phần vào nhau, sử dụng bơm áp lực để đưa keo vào trong vết nứt. Khi bơm thì bạn sẽ thấy keo trào ra tại vị trí con ốc kim loại, tiến hành bơm liên tiếp vào tất cả các con ốc trên trần đến khi đầy rồi tiến hành cắt bỏ các ốc đi.
  • Theo thời gian đông kín của Keo Sikaflex thì cần ít nhất là 12h. Sau 12 giờ tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

3.2. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika

chống thấm trần nhà bị nứt hình 5

Vật liệu chống thấm SikaTop Seal 107  cũng được nhiều nhà thầu và khách hàng lựa chọn. Nó là một vật liệu dạng lỏng, thi công đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. 

  • Bước 1: Đổ sika vào các vết nứt, rãnh trên trần nhà.
  • Bước 2: Tiếp theo bạn hãy phủ một lớp Sika chống thấm lên trần nhà sau đó quét thêm 2 lớp chống thấm để đạt hiệu quả cao.
  • Bước 3: Đợi sau khi Sika đã khô thì bơm thử một lượng nước ít lên trần nhà để nghiệm thu.

3.2. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng miếng dán chống thấm

chống thấm trần nhà bị nứt hình 6

Miếng dán chống thấm hay băng keo chống thấm thường được sử dụng là băng keo chống thấm Nhật Bản, dựa trên chất liệu là cao su non nên miếng dán chống thấm này sẽ siêu liên kết, siêu chống dính cũng như chống thấm rất hiệu quả. 

Các bước thực hiện chống thấm trần nhà bằng miếng dán chống thấm như sau:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt: Dùng giấy ráp chà nhám bề mặt nơi bị nứt, sau đó đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sâu tầm 1 đến 3cm
  • Bước 2: Thi công miếng dán chống thấm: Đo chiều dài của vết nứt trên trần nhà, và cắt theo chiều dài đã đo trên miếng băng keo cần dán. Tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt, rồi miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông.
  • Bước 3: Hoàn thiện và bàn giao công trình: Sử dụng một ít vữa trộn xi măng để làm phẳng bề mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 7

Trên đây là 3 cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản mà hiệu quả cao. Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và biện pháp xử lý chống thấm kịp thời khi trần nhà bị nứt một cách tốt nhất nhé.

>> Xem thêm: Sơn chống thấm ngoài trời mang lại hiệu quả ra sao?

Total
0
Shares
Share 0
Tweet 0
Pin it 0
admin

Previous Article
  • Tin tức

Tips phối màu sơn xanh coban đẹp, độc trong thiết kế nội thất

  • Tháng Sáu 27, 2022
  • admin
View Post
Next Article
  • Tin tức

Tips cách đánh lớp nền bằng cushion không bị mốc

  • Tháng Bảy 2, 2022
  • admin
View Post
You May Also Like
View Post
  • Tin tức

Những lưu ý khi pha trà để có tách trà ngon

  • admin
  • Tháng Ba 9, 2023
View Post
  • Tin tức

Những bản nhạc từ tiếng sáo trúc có tác dụng đối với sức khỏe của con người

  • admin
  • Tháng Ba 2, 2023
View Post
  • Tin tức

Khi nào thì nên nói cố gắng trong tiếng Nhật

  • admin
  • Tháng Mười Hai 5, 2022
View Post
  • Tin tức

Nhà có trẻ em nên nuôi chó không? Nên nuôi chú chó nào trong nhà?

  • admin
  • Tháng Mười 26, 2022
View Post
  • Tin tức

Cách chống thấm hố pit thang máy đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

  • admin
  • Tháng Mười 7, 2022
View Post
  • Tin tức

Phân biệt sự khác nhau giữa các quy trình thi công sơn Epoxy

  • admin
  • Tháng Chín 14, 2022
View Post
  • Tin tức
  • Tư Vấn

Du học Hàn Quốc nên chọn trường nào?

  • admin
  • Tháng Tám 3, 2022
View Post
  • Tin tức

Sai lầm bạn đang gặp phải khi tự thi công sơn nhà

  • admin
  • Tháng Bảy 22, 2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Wnytruthers
Giới thiệu điểm đến du lịch hấp dẫn, văn hóa ẩm thực từng vùng miền và những kinh nghiệm, mẹo vặt cần thiết cho mỗi chuyến đi.

Input your search keywords and press Enter.