Mắc khén là một loại gia vị thơm ngon đặc trưng của vùng Tây Bắc. Sử dụng mắc khén để làm cho hương vị của món ẩm thực trở nên đặc biệt và thơm ngon hơn.
Bạn đã biết gì về quả mắc khén cũng như cách sử dụng mắc khén như thế nào để phát huy được hết công dụng của nó trong món ăn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Những điều cơ bản về mắc khén
Quả mắc khén là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là người dân tộc Thái.
Cây mắc khén là một loại cây thân gỗ to, vỏ cây có nhiều gai, và được phân bố chủ yếu ở các khu rừng ở Tây Bắc, và nhiều nhất là ở tỉnh Sơn La, Điện Biên.
Quả mắc khén khi tươi có màu xanh và có một mùi thơm rất đậm đà, để bảo quản được mắc khén được lâu hơn, người ta thường phơi khô mắc khén hoặc trên trên gác bếp để sử dụng dần cho cả năm.
2. Cách chế biến quả mắc khén
Để bảo quản mắc khén được lâu hơn người ta thường phơi khô hoặc treo trên gác bếp để sử dụng dần. Thông thường trước khi sử dụng, người ta cho quả mắc khén và chảo và rang lên với ngọn lửa rất nhỏ và đảo đều liên tục cho tới khi vỏ của mắc khén có màu vàng sẫm và có mùi thơm sực lên là được.
Sau khi rang xong để mắc khén khô tự nhiên trong vòng 40 – 50 phút rồi mới đem đi giã, chứ không nếu giã ngay khi nóng thì sẽ rất dễ bị dính và khó mịn được (bởi vì trong mắc khén có khá nhiều tinh dầu).
Thường sử dụng bao nhiêu thì người ta rang bấy nhiêu, còn mắc khén chưa rang thì người ta cho vào túi bóng kín như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, chứ nếu mắc khén đã rang rồi thì bảo quản sẽ không được lâu, rất dễ bị hỏng.
3. Cách sử dụng mắc khén
Thông thường người ta sử dụng mắc khén để làm gia vị chế biến các món nướng như thịt nướng, cá nướng… Nếu Tây Bắc mà không có mắc khén thì đâu còn gọi là đặc sản của Tây Bắc nữa, có thêm loại gia vị này vào món thịt nướng, cá nướng trở nên ngon và hấp dẫn đến bất ngờ.
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều mắc khén vào như vậy món ăn sẽ bị đắng mà không ngon nữa. Chỉ cần cho một lượng vừa phải thôi là món ăn đã trở nên thơm ngon và hấp dẫn rồi.
Sử dụng mắc khén để tẩm ướp các món thịt
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ ở Tây Bắc, thì mắc khén chỉ phát huy công dụng của nó mỗi khi dùng để tẩm ướp các món thịt như thịt trâu, thịt lợn, cá rán hoặc cá nướng.
Chỉ cần cho thêm một chút mắc khén vào thôi là mùi vị của món ăn đã trở nên đậm đà rồi. Mắc khén còn được sử dụng để pha nước chấm cho các món tẩm ướp.
Chắc chắn những ai đã được thưởng thức các món ăn được tẩm ướp từ hạt mắc khén sẽ không quên được hương vị đặc trưng của nó, với một mùi hương dịu nhẹ, một chút cay cay đã tạo nên môn một món ăn ngon.
Điều thú vị hơn khi bạn thưởng thức món ăn có mắc khén là lúc đầu khi ăn thì không có cảm giác gì nhưng chỉ một lúc sau bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi mình tê rần rần lên giống như bị điện giật vậy.
Bạn biết món thịt trâu gác bếp đặc sản của Tây Bắc chứ. Để có được món thịt trâu gác bếp ngon như vậy thì chắc chắn không thể thiếu mắc khén được.
Sử dụng mắc khén để làm muối chẳm chéo thơm ngon
Nước chấm đặc biệt của người dân tộc Tây Bắc được gọi là chẩm chéo, món nước chẩm này không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, bữa tiệc của đồng bào.
Nguyên liệu chủ yếu để làm nên nước chấm chẳm chéo là ớt, tỏi, muối và đặc biệt không thể thiếu mắc khén được. Người ta sử dụng nước chẳm chéo để chấm rau, chấm thịt, chấm măng…
Trên đây là những chia sẻ của duclichbonphuong.com về hạt mắc khén.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.